GIỚI THIỆU CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG
CỔ
1.1. Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm sinh học
Chim Trĩ đỏ khoang cổ là loài
chim thuộc Họ Trĩ (Phasianidae) nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Chúng chủ yếu sống tại các khu
vực miền bắc Việt Nam (Lạng Sơn, Quảng Ninh …), rừng quốc gia Cát Tiên (Lâm
Đồng), khu bảo tồn U Minh Thượng (Kiên Giang), khu bảo tồn thiên nhiên Phong
Điền (Thừa thiên Huế) và phía Đông Nam Trung Quốc. Chim Trĩ khoang cổ tên khoa
học là Phasianus colchicus Linnaeus.
Chim Trĩ có sức sống, khả năng
thích ứng và kháng cự mạnh mẽ đối với bệnh tật, sống được ở nhiệt độ từ 32oC đến 46oC.
Trĩ đỏ lớn rất nhanh và có khả năng đề
kháng rất cao nên ít mắc bệnh. Ngoài 6 tháng 15 ngày là trĩ mái bắt đầu đẻ
trứng, mỗi con mái trưởng thành trong một năm có khả năng đẻ 90 – 150 quả trứng
(tùy thuộc vào chế độ ăn). Nuôi nhốt trong điều kiện thiếu các phương tiện ấp
trứng nhân tạo thì khó thành công vì chim trĩ đỏ không còn nhớ bản năng ấp
trứng. Những hộ nuôi ít thì thường cho gà ấp hộ, tỉ lệ ấp nở thành công tới hơn
75%. Nếu được ăn đầy đủ, thêm côn trùng, mỗi con trĩ đỏ mái có thể đẻ đến hai
trứng mỗi ngày. Nếu dùng máy ấp nhân tạo với các thông số độ ẩm, nhiệt độ phù
hợp có thể cho tỉ lệ nở 80 – 85 %. Tại
miền Trung, chim Trĩ sinh sản quanh năm (chim đẻ thưa vào tháng 7 đến giữa
tháng 8).
1.2. Giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế của chim Trĩ chắc
chắn gấp hàng chục lần gà. Trứng trĩ
rất thơm ngon, bổ dưỡng. Hiện tại trứng trĩ cũng đang được thị trường rất ưa
chuộng nên việc nuôi trĩ lấy trứng đang rất tiềm năng. Và điều quan trọng hơn
tất cả là bảo tồn được nguồn gien cùng với việc đưa giống chim quý hiếm này vào
phục vụ du lịch thậm chí thương phẩm hóa. Nuôi loài này với mục đích trước
tiên là bảo tồn và tiến tới thương mại hóa thì phải nói là siêu lợi nhuận. Giá
mỗi con 2,5-3 tháng tuổi là ~300.000 đồng, loại 6 tháng trở lên ~800.000 đồng, loại
đang thời kỳ đẻ trứng ~ 1.000.000 đồng, trứng trĩ hiện đang bán ra thị trường
với giá 25 nghìn đồng/quả. Nếu so với nuôi gà thì bà con có thể thấy giá trị
của con trĩ lớn thế nào trong khi nuôi trĩ chẳng khác nuôi gà là bao, chuồng
trại có thể tận dụng các khu chuồng đã từng nuôi gà, nuôi lợn.
1.3. Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh
1.3. Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh
Thịt trĩ có hàm lượng protein cao lên tới 30% cao hơn hẳn hàm lượng
protein trong thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu, giàu các vitamin A, C,
B1, B2, B3, B6, B12, E, hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol thấp, chứa
các amino axit thiết yếu cơ thể con người, trong đó có nhiều amino axit không
tổng hợp được trong cơ thể, và giàu nguyên tố vi lượng thiết yếu như germanium
(Ge), selenium (Se), kẽm (Zn), sắt (Fe), canxi (Ca). Trong y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc,
tính vị ngọt, bình. Công hiệu: bổ trung ích khí, tư bổ gan thận, chữa tiêu
chảy, chủ trị tỳ vị hư yếu, ít ăn,… Thịt trĩ còn được dùng làm bài thuốc cho
phụ nữ sau khi sinh: băng huyết, thiếu máu, suy nhược sau sinh, sa tử cung, và
dạ dày, dùng làm thức ăn tăng cường sức khỏe cho người già, hồi phục sức khỏe
sau bệnh, dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng. Thường xuyên ăn thịt chim trĩ có tác
dụng chống suy nhược thần kinh, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành, bệnh
tim phổi và có thể điều trị ngăn ngừa bệnh ung thư (theo Đại học Y của Trung
Quốc).
1.4. Giá trị cảnh và Quà biếu
1.4. Giá trị cảnh và Quà biếu
Việc nuôi chim cảnh đối với loài
trĩ này hiện đang là một nhu cầu chắc chắn không nhỏ. Do tính chất quý hiếm và
nhờ "ngoại hình" rất đẹp của chúng, nên hiện tại một phần nhỏ chim
trĩ được nuôi làm cảnh trong các khu biệt thự cao cấp, các khách sạn, dùng làm
trưng bày ở các triển lãm, hội nghị, còn phần lớn chim trĩ cung cấp cho các khu
bảo tồn động vật hoang dã, vườn Quốc gia, khu du lịch sinh thái. Chim trĩ có
thể được dùng làm quà tặng, quà biếu cao cấp, sang trọng, lịch sự vào các dịp
lễ Tết, lễ hội, khánh thành, liên hoan,…Dưới thời các triều vua Trung Quốc,
chim Trĩ dùng làm lễ vật cống của các nước nhỏ tới các nước lớn. Ở Mỹ, chim Trĩ
được dùng làm một trong các món ăn sang trọng để thếp đãi các quan khách trong
Nhà trắng.