Kỹ thuật trồng nấm linh chi

1. Giới thiệu chung về nấm linh chi: 
Cách đây hàng ngàn năm, nấm linh chi được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhận linh chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Sách “Thần nông bản thảo” đã nói: “Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý 



của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khỏe cho các bậc đế vương”. Đến đời Minh (năm 1590) trong sách “Bản thảo cương mục”, tác giả Lý Thời Trân đã mô tả 6 loại linh chi và khái quát tác dụng trị liệu của nó: linh chi đều có tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ gan khí, an thần, chữa trị tức ngực. Với hệ hô hấp có tác dụng ích phổi, thông mũi, chữa ho nghịch hơi, an thần, ích tỳ khí. Ngoài ra, nó còn có các tác dụng chữa trị chứng bí tiểu, bổ thận khí, chữa trị đau nhức khớp xương, gân cốt…
2. Vị trí phân loại và đặc điểm sinh thái:
- Tên gọi: Nấm linh chi, nấm lim, nấm trường thọ, nấm lão thảo, thuỵ thảo, tiên thảo,…
- Tên khoa học: Ganoderma lucidum.
- Phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
- Linh chi thuộc họ Ganodermataceae, bộ Ganodermatales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ: Basidiomycotina, ngành nấm thật-Eumycota, giới nấm Funggi.
Chi Ganoderma trên thế giới có trên 50 loài, riêng Trung Quốc đã có tới 48 loài khác nhau. Ở Việt Nam, có khoảng 37 loài linh chi phân bố ở các rừng có nhiều loại cây lá rộng, nhất là rừng gỗ lim nên còn gọi là nấm lim. Cho tới nay, người ta đã thừa nhận linh chi có 6 đặc trưng sau đây:
1. Gano=bóng, derma=da, nghĩa là biểu bì bóng láng (Karsten,1881) vì tiết ra một chất dạng keo phủ lên trên.
2. Có tác dụng đến chất Cellulose và linhin (chất gỗ) nên làm cho gỗ mục ra.
3. Đảm bào tử hình trứng, có hai lớp màng:
- Lớp trong màu vàng, phía trên có gai nhỏ dạng bướu.
- Lớp ngoài trong suốt, không màu và mỏng.
4. Sợi nấm đại thể có 3 dạng:
- Dạng sinh sản.
- Dạng bộ xương.
- Dạng kết hợp.
5. Có thể tiết ra enzym dạng keo và enzym perosidase nhưng không cho enzym tynosinase.
6. Khi nuôi cấy thuần, trong khuẩn lạc có tế bào hóa sừng dạng bầu dục và rỗng không, một số giống nấm có thể sinh ra các bào tử màng dầy.

3. Đặc tính sinh học:
Hình dạng và màu sắc:
- Nấm linh chi có quả thể (cây nấm) gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm.
- Cuống nấm dài hoặc ngắn, có hình trụ đường kính từ 0,5-3cm.
- Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo, lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.
- Mũ nấm:  Khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh-vàng nghệ-vàng nâu-vàng cam-đỏ nâu-nâu tím nhẵn bóng như láng vecni. Mũ nấm thường có đường kính từ 2-15cm, dày 0,8-1,2cm, có loài linh chi đường kính lớn tới 100cm phần đỉnh cuống thường lồi lên hay hơi lõm.
Khi nấm đến tuổi trưởng thành phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.
Yếu tố
Giai đoạn
Khoảng thích hợp
Chú thích
Nhiệt độ
Nuôi tơ
28-32 0C

Kết hạch
25-27 0C

Ra quả thể
27-28 0C

pH
Nuôi tơ
5,0-6.0

Ánh sáng
Quả thể
500-1.200lux

Độ ẩm
Nuôi tơ
50-60%
Nguyên liệu
Quả thể
70 – 90%
Không khí
Độ
thông thoáng
Nuôi tơ, ra quả thể
Cần độ thông thoáng tốt

Dinh dưỡng
Sử dụng trực tiếp nguồn Cellulose

4. Kỹ thuật làm phôi và chăm sóc nấm linh chi:
4.1. Thời vụ nuôi trồng Linh chi:
Có thể nuôi trồng linh chi quanh năm nhưng chú ý mùa nước mặn.

4.2. Nguyên liệu và phương pháp xử lý nguyên liệu:
Nguyên liệu:
Linh chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra, còn có thể trồng nấm linh chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuộc họ thân thảo.

Phương pháp xử nguyên liệu:
Chuẩn bị:
- Mùn cưa của các loại gỗ trên.
- Túi nylon chịu nhiệt, kích thước: 25x35cm.
- Bông nút, nút cổ,...
- Các phụ gia: bột nhẹ: 1%, cám gạo, bột bắp, nước sạch,...
Phương pháp đóng túi:
Mùn cưa được tạo ẩm và ủ (trộn mùn cưa với nước vôi 1%, đủ ẩm, ủ 15-20 ngày).
Sau đó phối trộn thêm các phụ gia đóng vào túi theo kích trên sao cho trọng lượng túi đạt từ 1,1-1,4 kg đưa vào thanh trùng.
Phương pháp thanh trùng:
Phương pháp 1: Hấp cách thủy ở nhiệt độ 100 0C, thời gian kéo dài từ 10 -12h.
Phương pháp 2: Thanh trùng bằng nồi áp suất ở nhiệt độ 120-125 0C, trong thời gian 180-240 phút.

4.3. Phương pháp cấy giống:
Chuẩn bị:
Phòng cấy: Phòng cấy giống phải sạch (được vệ sinh định kỳ bằng formol, javel,...).
Dụng cụ cấy: que cấy, panh kẹp, đèn côn, bàn cấy, cồn sát trùng,...
Nguyên liệu: đã được thanh trùng và để nguội.
Giống: Sử dụng hai loại giống, chủ yếu là hạt và cọng mì.
Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm mốc, vi khuẩn, nấm dại,...
Cấy giống:
Phương pháp 1: Cấy trên cọng mì:
Với phương pháp này, cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính từ 1,8-2cm và sâu 15-17cm.
Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.
Phương pháp 2: Cấy giống nấm trên cơ chất hạt.
Sử dụng giống linh chi trên hạt, dùng que cấy khều nhẹ giống cho vào túi nguyên liệu sau cho đều trên bề mặt túi, tránh làm dập nát giống.
Lượng giống: 10-15gr/túi nguyên liệu.
Chú ý: giống phải đảm bảo đúng tuổi.
Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau sạch miệng chai giống, bóch tách lớp màn trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.
Trong quá trình cấy, chai giống phải để nằm ngang.
Sau khi cấy giống phải đậy nút bông lại ngay, chuyển túi vào khu vực nuôi ủ tơ.
Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.

4.4. Phương pháp ươm túi:
Chuẩn bị khu vực ươm:
Nhà ươm túi phải đảm bảo các yêu cầu: sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75-85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ từ 20-300C.
Ươm túi:
Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá miệng túi lên phía trên hoặc treo bịch sao cho miệng túi quay ngang. Khoảng cách giữa các túi từ 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để đi kiểm tra.
Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.
Khoảng 20-25 ngày, sợi nấm mọc được 1/3-1/2 bịch nấm, có sự hình thành quả thể ở miệng nút bông, cần tiến hành nới nút bông ở cổ nút, chỉ để lại 1/5 lượng nút bông ban đầu cho nấm mọc qua cổ nút không bị kẹt.
Trong quá trình sợi nấm phát triển, nếu thấy có túi bị nhiễm cần loại bỏ ngay khỏi khi vực ươm trồng, đồng thời tìm nguyên nhân để khắc phục:
+ Túi bị nhiễm bề mặt: phần lớn do thao tác cấy và phòng giống ô nhiễm.
+ Túi bị nhiễm từng phần hay toàn bộ có thể do thanh trùng chưa đạt yêu cầu.
Thanh Thúy