Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - phần 2

Trong quá trình nuôi bồ câu, ngoài các yếu tố như chuồng trại, con giống ... thì vấn đề thức ăn, chế độ dinh dưỡng và cách cho ăn cho ăn cũng hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh tế của quá trình nuôi
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - phần 2
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - phần 2

1. Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Sau đây là nhu cầu cần thiết cho chim sinh sản:
Năng lượng (kcal/ME):  2900-3000
Protein thô (%): 13,4-14,4%
Ca (%):  2-3%
P (%):  0,6-0,8%
NaCl (%):  0,3-0,35
Methionin (%):  0,3
Lizin (%):  0,3-0,7
Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do.

2. Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim
Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
+ Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,...Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.
+ Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.
Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi,? giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

3. Cách phối trộn thức ăn
Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%
Bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nguyên? liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạ 75-75%.
Sau đây là 2 khẩu phần đang được ứng dụng nuôi chim bồ câu Pháp:
Khẩu phần 1: (Sử dụng nguyên liệu thông thường)
Nguyên liệu & GTDD Chim sinh sản Chim dò
Ngô (%) 50 50
Đỗ xanh (%) 30 25
Gạo xay (%) 20 25
Năng lượng ME (kcal/kg) 3165,5 3185,5
Protein (%) 13,08 12,32
ME/P 242,08 258,5
Ca (%) 0,129 0,12
P(%) 0,429 0,23
 Khẩu phần 2: (Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp)
Nguyên liệu & GTDD Chim sinh sản Chim dò
Cám viên Proconco C24 (%) 50 33
Ngô hạt đỏ (%) 50 67
Năng lượng ME (kcal/kg) 3000 3089
Protein (%) 13,5 11,99
Xơ thô (%) 4,05 3,49
Ca (%) 2,045 1,84
Phot pho tiêu hóa (%) 0,40 0,25
Lizin (%) 0,75 0,52
Methionin (%) 0,35 0,29

 4. Cách cho ăn
- Thời gian:
2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
- Định lượng:
Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể:
- Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày:
- Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)?
 + Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
 + Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
 - Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg
    4.1. Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi)
Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi đó được chuyển sang 1 ô chuồng riêng đã được chuẩn bị sãn sàng về máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung như đã hướng dẫn ở trên. Giai đoạn này có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.
     a. Thời kỳ đẻ và ấp trứng
Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện 1 vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ.
- Nơi ấp trứng? phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.
- Theo dõi ngày chim đẻ bằng sổ sách ghi chép cụ thể hoặc? nếu máng ăn được làm bằng tôn thì dùng bút dạ ghi trực tiếp lên máng. Nhờ vậy chúng ta có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày (số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ổ)
- Khi chim ấp nên định kỳ kiểm tra: xem trứng có thụ tinh không (soi trứng khi ấp được 7 ngày) trứng không được thụ tinh thì loại? ngay. Có thể dựa vào kinh nghiệm để nhận biết được trứng có phôi hay không thông qua màu sắc của vỏ trứng.
Khi chim ấp được 18 -20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu? mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.
Những đôi chỉ nở 1 con thì chúng ta cũng có thể ghép nuôi con vào những ổ 1 con khác với ngày nở chênh lệch nhau 2-3 ngày (có cùng ngày nở là tốt nhất), số lượng con ghép tối đa: 3 con/ổ
    b. Thời kỳ nuôi con
Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus.?
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo.
    4.2. Chim dò (2-5 tháng tuổi) nuôi hậu bị sinh sản
Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ.
Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất kháng sinh...vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non.
    4.3. Nuôi vỗ béo chim lấy thịt
Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350-400g/con) dùng nhồi vỗ bé
- Địa điểm: Nhà xây, lán trại, khu nuôi riêng, dùng lồng như chuồng cá thể đã trình bày ở trên cần đảm bả sạch sẽ, thoáng mát, tuyệt đối yên tĩnh, chỉ có ánh sáng khi cho chim ăn, uống.
- Mật độ: 45-50 com/m2 lồng, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn,uống thì thời gian ngủ là chính.
- Thức ăn dùng để nhồi: Ngô: 80%, đậu xanh 20%
- Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ,? viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô đảm bảo tỷ lệ? thức ăn/nước: 1:1
+ Định lượng: 50-80 g/con
+ Thời gian: 2-3 lần/ngày
+ Phương pháp :
* Nhân công: Dùng tay nhét thức ăn vào miệng chim
                   * Dùng máy nhồi như vịt
- Khoáng vẫn được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác? được bổ sung trong nước uống.