NN-PTNT huyện dẫn tôi xuống xã Quỳnh Bá, một trong những địa phương đang tự phát nhân mô hình nuôi chồn nhung cho một bộ phận cán bộ và cựu chiến binh trên địa bàn xã...
[http://agriviet.com]
Vừa
nghe tôi hỏi mô hình nuôi chồn nhung, ông Nguyễn Xuân Giáp, Phó Chủ
tịch UBND xã nói ngay: Nhà báo tìm đến đây là đúng chỗ rồi. Riêng trong
lãnh đạo xã có 2 người đang tham gia mô hình. Đó là đồng chí Nguyễn
Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy và đồng chí Lê Văn Nghĩa, Chủ tịch Hội nông
dân (HND) xã. Mỗi người đều đầu tư trên dưới 90 triệu đồng để nuôi 20
cặp chồn nhung đen được 4-5 tháng nay.
Dẫn
chúng tôi sang gặp Bí thư Đảng ủy xã để nắm tình hình, nhưng ông Tùng
đang có khách, ông Giáp liền cho gọi anh Lê Văn Nghĩa, Chủ tịch HND lên
trực tiếp làm việc với nhà báo.
Anh
Nghĩa cho biết: Đầu tháng 6/2012, sau khi tham gia “hội thảo” tại một
cơ sở nuôi chồn nhung, nghe họ nói thì lãi nuôi chồn nhung như vậy quá
siêu, chỉ khoảng 1 năm là hoàn vốn, còn 16 tháng nữa cũng kiếm được cả
trăm triệu đồng là chuyện dễ. Thấy tham gia mô hình được họ bao tiêu
sản phẩm, đầu ra không phải lo nên không đắn đo gì nữa 5 anh em chúng
tôi là những người đầu tiên trong xã quyết định tham gia mô hình nuôi
chồn nhung của ông Đoàn Việt Châu. Mỗi nhà đăng ký và đầu tư khoảng 90
triệu đồng để lo cơ sở vật chất, chuồng trại...
Con chồn đực giống chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay
Đến
ngày 6/7/2012, ông Đoàn Việt Châu đưa về xã 100 đôi chồn nhung đen đến
giao tận từng hộ. Hôm giao chồn ông Châu cũng tổ chức “hội thảo” tại
chỗ ở một hộ để giới thiệu nhằm tiếp thị, nhân rộng mô hình. Toàn bộ
chi phí kể cả liên hoan ăn uống hôm đó đều do ông Đoàn Việt Châu lo tất
tần tật.
Sau thời hạn 1
tháng bảo hành thì hai bên mới chính thức ký hợp đồng (ký ngày
8/8/2012). Trong số 5 người ký đợt này, có 2 cán bộ xã thì anh Nguyễn
Thanh Tùng mua 20 đôi. Còn tôi do muốn giảm chi phí thức ăn và rút ngắn
thời gian hoàn vốn nên vợ chồng tôi chỉ mua 30 con, trong đó có 20 con
cái và 10 con đực.
Theo
hợp đồng thì mỗi cặp chồn nhung (1 đực + 1 cái) có giá 4 triệu đồng,
nhưng tôi mua thêm 10 con cái cũng phải chịu 4 triệu đồng/con. Do đó số
tiền mua 30 con chồn giống hết những 80 triệu đồng + 12 triệu đồng
tiền chuồng như những hộ mua 20 cặp (1 đực + 1 cái). Cả 5 hộ tham gia
mô hình đều được ông Châu cho nợ 40 triệu đồng tiền giống/hộ. Riêng
tiền chuồng là 2,2 triệu đồng/chuồng, nhà tôi phải bỏ ra 9,2 triệu
đồng.
Hỏi đàn chồn nhung
tại Quỳnh Bá hiện phát triển ra sao? Anh Nghĩa thật thà cho biết: Đàn
chồn nhà anh Tùng thì lứa đầu sau khi đẻ được 65 ngày (đủ trọng lượng
470 gam/con) đã xuất chuồng được 20 con, lấy về 20 triệu đồng, hiện bên
anh Tùng còn 30 con chưa xuất chuồng.
Riêng
đàn chồn nhung nhà tôi tỷ lệ chồn cái nhiều gấp đôi chồn đực nhưng lại
đang có vấn đề. Lứa đầu đã có mấy con sẩy thai và mấy con nuôi đã gần 5
tháng vẫn chưa chịu đẻ, có lẽ do chuồng nằm cạnh đường xóm nên bị ảnh
hưởng bởi tiếng ồn xe máy (!?).
Đến
thời điểm hiện nay đàn chồn giống nhà tôi mới đẻ được 10 chồn con.
Xuất được 5 con hiện còn mấy con chưa đủ trọng lượng nên đang phải nuôi
tiếp. Theo hợp đồng giữa hai bên thì mỗi lứa chồn đẻ các chủ hộ bắt
buộc phải báo cáo ngay cho một cán bộ mạng lưới (ở TP Vinh), họ sẽ đại
diện cho ông Đoàn Việt Châu, ra kiểm tra làm thủ tục xác nhận số lượng
nhằm quản lý chặt chẽ số lượng chồn con tại các mô hình, coi như một
thủ tục khai sinh cho đàn chồn mới sinh.
Khi
chồn đẻ nhà nào cũng phải nộp phí 500.000 đồng/chồn mẹ/lứa đẻ. Tiền
ông Châu cho nợ sẽ được trừ lùi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng.
Do
anh Nghĩa bận việc riêng nên một cán bộ xã đưa chúng tôi về nhà để
“mục sở thị” mô hình và xem hợp đồng tham gia mô hình của mình. Chị Hồ
Thị Thục (vợ anh Nghĩa) đang đi chợ nghe con báo có người đến nhà xem
chồn, chị lật đật trở về.
Đưa
cho chúng tôi xem bản hợp đồng, chị Thục phàn nàn: Theo hợp đồng ký
giữa chồng tôi với ông Đoàn Việt Châu, thì ông Châu (bên A) cung cấp
giống chồn tốt, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chồn cái đã mang thai,
giao hàng tại cơ sở chăn nuôi, khuyến mại cước phí vận chuyển... Nhưng
đàn chồn nhà tôi mua về nuôi đến nay đã được 5 tháng vẫn còn mấy con mẹ
lứa đầu chưa đẻ. Riêng những con chồn mẹ bị sẩy thai lứa đầu đến nay
vẫn chưa thấy động dục trở lại.
Nhà
tôi đen đủi nên đàn chồn phát triển rất kém. Khi mới nhập đàn về đã bị
chết 1 con, may là đang trong thời hạn bảo hành một tháng nên đã được
họ đổi lại con khác, nhưng khi hết thời gian bảo hành bị chết thêm 1
con nữa, đành phải chịu thiệt. Tôi đang giục anh Nghĩa điện thoại cho
chủ mô hình xin đổi lại mấy con không đẻ ngay từ lứa đầu và mấy con bị
sẩy thai đã lâu mà không động dục trở lại, nhưng đến nay vẫn chưa thấy
họ trả lời...
Trang trại nuôi chồn nhung quy mô lớn ở TP Vinh
Chị
Thục thừa nhận thức ăn cho chồn nhung dễ tìm, chỉ cỏ voi, mần trầu, cỏ
lác, cây ngô, cây lạc... cho gì cũng ăn. Đến cả rơm và bao ngô khô nó
cũng cứ ăn hết là biết loài này rất tạp ăn... Người ta bảo nuôi chồn
nhung siêu lãi đâu không biết nhưng từ thực tế của gia đình tôi, tôi
thấy nuôi chồn nhung đầu tư cao gần gấp 3 lần so với đầu tư nuôi gà đẻ
trứng mà thu về vẫn thua mô hình nuôi gà đẻ.
Một
khi chủ mô hình “chạy làng” với đàn chồn thương phẩm không biết sẽ có
bao hệ lụy khôn lường khác xẩy ra. Và khi đàn chồn nhung đen này được
ai đó thả ra môi trường tự nhiên thì tác hại đối với mùa màng sẽ ra
sao? Với chu kỳ đẻ 4 tháng 1 lứa, mỗi lứa ít nhất từ 4 đến 6 con, loài
gặm nhấm tạp ăn này sẽ tấn công lúa, ngô và hoa màu không thương tiếc
là điều khó tránh khỏi...
|
“Nhà
tôi bỏ ra 35 triệu đồng nuôi 300 con gà đẻ, hiện mỗi ngày đàn gà đẻ
bình quân 250 quả trứng x 2.000 đồng/quả thu về 500.000 đồng. Nếu trừ
đi lượng thức ăn khoảng 150.000 đồng/ngày vẫn thu được 350.000
đồng/ngày. Do đó tôi thấy nuôi gà lãi hơn so với nuôi chồn nhung đen.
Đó là chưa nói nuôi chồn nhung sau khi hết hợp đồng (28 tháng) bên B
phải hủy đàn chồn đang nuôi để ký lại hợp đồng từ đầu...", chị Thục
tính toán.
Ông Hồ Khắc
Hiệp, trú tại xóm Đồng Tâm 1, xã Quỳnh Thắng cho biết tại 2 xã Quỳnh
Thắng và Quỳnh Vinh, có một số hộ xem người ta giới thiệu trên truyền
hình và trên một số tờ báo, sướng quá liền mua chồn nhung đen trôi nổi
ngoài thị trường về nuôi. Giờ đàn chồn phát triển rất mạnh mà đưa ra
bán chẳng có ai mua. Giá bán loại con to nhất (7-8 lạng) chỉ 150.000
đồng/con cũng chẳng ai thèm.
Nhà
anh Nguyễn Văn Nam ở xóm 6, Quỳnh Thắng hiện có 60 con chồn nhung
trưởng thành đều gần 1 kg/con, rao bán mãi không được làm thịt ăn thử.
Tôi đã nếm thử tại đó thấy thịt chồn nhung cũng bình thường, nếu không
muốn nói là không ngon, không giống những gì người ta vẫn đang tuyên
truyền.
Một số người tham
gia mô hình nuôi chồn nhung đen tại Nghệ An cho biết: Theo chủ mô hình
(bên A) cam kết trong hợp đồng (điểm 2.2.6) là khi hết thời hạn 28
tháng, bên B phải hủy bỏ đàn chồn đang nuôi làm thực phẩm. Nếu ăn
không hết thì bán lại cho chủ mô hình 500.000 đồng/cặp. Thế nhưng, điều
làm chúng tôi lo lắng chính là khi mô hình lan rộng, đàn chồn giống đã
bão hòa, nhu cầu mở rộng mô hình đã hết thì liệu chủ mô hình có thực
hiện đúng cam kết đó với người nuôi nữa không? Lúc đó, hậu quả người
nuôi lãnh đủ!
Chồn
nhung đen là một đối tượng nuôi mới đang được nuôi tự phát tại nhiều
địa phương. Qua thông tin từ báo NNVN về con chồn nhung đen đang được
phát triển ào ạt theo hướng đa cấp nên chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại
các hợp đồng đã ký giữa 2 bên. Nếu hợp đồng trái pháp luật chúng tôi sẽ
xử lý. Bán chồn nhung đen dạng đa cấp này là lợi dụng sự nhẹ dạ, cả
tin của người nuôi. Bởi vậy các đối tượng tham gia phải hết sức cảnh
giác! (Ông Lê Đức Cường, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu).